Phí vệ sinh container là gì? Thông tin mà bạn cần biết

phí vệ sinh container là gì

Trong ngành xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa bằng container, phí vệ sinh container là một khoản chi phí khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy phí vệ sinh container là gì? Có bao nhiêu loại chi phí vệ sinh container? Hãy cùng Hi-Tech Container tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!

Phí vệ sinh container là gì?

Phí vệ sinh container (Cleaning container fee) là khoản tiền mà người thuê container phải trả cho hãng tàu để vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot (cảng cạn). 

Việc làm sạch container sau mỗi chuyến vận chuyển là điều rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong các lần vận chuyển tiếp theo. Trong quá trình di chuyển, hàng hóa có thể bị hư hại, ám mùi hoặc làm bẩn vỏ container. Nếu không làm sạch container trước khi vận chuyển lô hàng kế tiếp thì chất lượng hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng như ô nhiễm chéo, hư hỏng hàng hóa do vi khuẩn, nấm mốc,…

Vì vậy, để đảm bảo chất lượng hàng hóa, người thuê container cần thuê hãng tàu làm sạch và phải trả phí. 

Phí vệ sinh container là khoản tiền mà người thuê container phải trả cho hãng tàu để vệ sinh vỏ container rỗng 
Phí vệ sinh container là khoản tiền mà người thuê container phải trả cho hãng tàu để vệ sinh vỏ container rỗng

>>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá bán vỏ container lạnh chất lượng, giá tốt tại TPHCM

Các loại chi phí vệ sinh container phổ biến

Với những đơn vị vận chuyển hàng hóa thường xuyên cần vệ sinh container và chi phí vệ sinh gồm 2 loại sau đây.

Phí vệ sinh Container thông thường

Đây là phương pháp vệ sinh đơn giản nhất, thường áp dụng khi container không gặp phải vấn đề quá lớn sau khi sử dụng như vết bẩn cứng đầu, mùi hôi hay sự cố về vi khuẩn, hóa chất,… Lúc này việc vệ sinh chỉ cần quét dọn và làm sạch sơ bộ bên trong.

Với hình thức vệ sinh này, hãng tàu hoặc Forwarder sẽ thu phí từ người mượn container sau khi họ nhận được lệnh giao hàng (D/O). Mức phí vệ sinh sẽ được tính dựa theo biểu phí (tariff) do hãng tàu hoặc Forwarder quy định.

Phí vệ sinh container thông thường khi container không gặp vấn đề quá lớn sau sử dụng
Phí vệ sinh container thông thường khi container không gặp vấn đề quá lớn sau sử dụng

Phí vệ sinh Container cần nộp thêm

Tùy theo mức độ bẩn và tình trạng thực tế của container mà người mượn phải trả thêm phí vệ sinh. Mức phí này được tính dựa theo biểu phí của từng hãng tàu.

Một số trường hợp cần nộp phí vệ sinh bổ sung gồm:

  • Làm sạch bằng cạo và quét: Nếu sàn container bị bẩn bởi các chất như bột đá, thạch cao, phế liệu thì hãng tàu sẽ phải áp dụng phương pháp cạo và quét để tiến hành làm sạch.
  • Vệ sinh bằng dung môi: Khi container bị bẩn do đất cát, thức ăn gia súc hay các vật liệu khác thì hãng tàu sẽ sử dụng dung môi, có thể là nước hay hóa chất tẩy rửa để làm sạch.
  • Vệ sinh bằng dung môi mạnh: Đối với các container bị ám mùi nặng hoặc chất hóa học, lúc này cần phải sử dụng dung môi mạnh hoặc hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để có thể loại bỏ mùi và các vết bẩn còn lại trên vỏ container.
Phí vệ sinh Container cần nộp thêm khi sàn container bị bẩn cần sử dụng đến các hóa chất làm sạch
Phí vệ sinh Container cần nộp thêm khi sàn container bị bẩn cần sử dụng đến các hóa chất làm sạch

>>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá bán container lạnh 10 feet, 20 feet, 40 feet giá tốt tại TPHCM

Lưu ý về chi phí vệ sinh container mà bạn nên biết

Ngoài việc tìm hiểu phí vệ sinh container là gì bạn cũng cần nắm rõ một số thông tin liên quan đến phí vệ sinh container sau đây.

Các phụ phí liên quan đến quá trình vận tải hàng hóa

Bên cạnh chi trả phí vệ sinh container, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, người nhập khẩu còn có thể trả thêm một số phụ phí khác như:

  • Phụ phí THC: Phụ phí xếp dỡ tại cảng để bù đắp chi phí làm hàng tại cảng.
  • Phụ phí CIC: Phụ phí mất cân bằng vỏ container để chi trả cho việc vận chuyển container từ nơi thừa sang nơi thiếu container.
  • Phụ phí PSS: Phụ phí mùa cao điểm, thu vào các mùa vận chuyển cao điểm khi nhu cầu tăng cao.
  • Phụ phí LSS: Phụ phí giảm thải lưu huỳnh để bù đắp tác động môi trường của phương tiện vận tải.
  • Phí D/O: Phí làm lệnh giao hàng để trả cho việc làm lệnh giao hàng từ hãng tàu hoặc Forwarder.
Các phụ phí liên quan đến quá trình vận tải hàng gồm những loại nào?
Các phụ phí liên quan đến quá trình vận tải hàng gồm những loại nào?

Thời điểm cần trả Container

Phí vệ sinh container là khoản phí bắt buộc mà các hãng tàu thu từ người mượn container tại cảng đích. Do đó, dù giao dịch hàng hóa theo điều kiện Incoterms nào thì người nhập khẩu vẫn phải chịu khoản thu phí này.

Phí vệ sinh container sẽ được thanh toán trước khi người nhập khẩu làm thủ tục nhận Lệnh giao hàng (D/O) để lấy hàng về kho. Thông thường, người nhập khẩu sẽ trả phí cho Forwarder rồi Forwarder sẽ thanh toán cho hãng tàu. Tuy nhiên, nếu làm việc trực tiếp với hãng tàu thì người nhập khẩu sẽ phải trả phí trực tiếp cho họ.

Hi-Tech Container tự hào là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực container. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phí vệ sinh container là gì và một số loại phụ phí thường gặp trong các đơn hàng xuất nhập khẩu và logistics. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu thuê đơn vị vận chuyển container hoặc mua sản phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ Hi-Tech Container Hotline: 0901 535 535 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Contact Me on Zalo