Kho bảo thuế là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chỉ địa điểm kho do cơ quan Hải Quan phê duyệt cho phép các doanh nghiệp sử dụng để lưu trữ, xử lý hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế hoặc hàng xuất khẩu. Nhưng thực sự, kho bảo thuế là gì? Kho bảo thuế khác biệt gì so với khoa ngoại quan. Hãy cùng Hi-Tech Container tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kho bảo thuế là gì?
Kho bảo thuế trong tiếng Anh gọi là Bonded Factory, đây là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.

Như vậy có thể hiểu, kho bảo thuế là nhà kho được xây dựng bởi các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hoặc là các doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu. Kho có vai trò chuyên lưu trữ các loại nguyên liệu, vật tư (chưa nộp thuế) để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để xây dựng kho bảo thuế cần phải xin phép, không được tùy tiện và phải bỏ ra chi phí khá lớn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu này chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đáng lưu ý, hoạt động của kho bảo thuế phải được đặt dưới sự giám sát của hải quan và tuân thủ các quy định pháp luật.
Hàng hóa kho bảo thuế được lưu trữ trong bao lâu?
Theo quy định, hàng hóa kho bảo thuế sẽ được lưu trữ trong thời gian 12 tháng. Thời điểm bắt đầu tính là khi hàng được bắt đầu đưa vào kho.
Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có quyền gia hạn thêm thời gian để phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Thời gian gia hạn sẽ không được quy định cụ thể, mà sẽ dựa vào yêu cầu cũng như xem xét về tính phù hợp của quá trình lưu trữ và sản xuất.

>>> Xem thêm: Có nên đầu tư làm kho lạnh bằng container không?
Hàng hóa kho bảo thuế gồm những mặt hàng gì?
Trong kho bảo thuế, có rất nhiều loại mặt hàng được lưu trữ, không có giới hạn về chủng loại, mẫu mã, mà tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Có nghĩa, hàng hóa được lưu trữ trong kho là không giới hạn – tất nhiên là phải là hàng hóa được phép lưu hành, kinh doanh, không bị cấm.
Điểm chung của các mặt hàng đó là chúng là nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhập khẩu về và chưa nộp thuế nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Thủ tục hải quan với hàng hóa kho bảo thuế
Về cơ bản, thủ tục hải quan đối với hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế không khác biệt nhiều so với các mặt hàng thông thường, ngoại trừ việc doanh nghiệp không cần phải nộp thuế.
Các bước thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa trong kho bảo thuế như sau:
- Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
- Khai và nộp tờ khai hải quan
- Nhận kết quả phân luồng
- Quy trình nhập kho bình thường, ngoại trừ bước nộp thuế
- Thông quan hàng hóa
Có một điều bạn cần lưu ý, dù chưa nộp thuế nhưng trên nguyên tắc, các mặt hàng và nguyên vật liệu nhập vào kho bảo thuế vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng nhập khẩu. Do đó, tờ khai hải quan cần phải có đầy đủ thông tin về tên hàng, chủng loại, số lượng, đặc điểm, v.v. Các thông tin này cũng cần phải được cập nhật và theo dõi nhanh chóng đúng quy định.

>>> Xem thêm: Bán vỏ container tại TPHCM
Điều kiện và quy trình thành lập kho bảo thuế như thế nào?
Điều kiện và quy trình thành lập kho bảo thuế là gì? Hãy cùng Hi-Tech Container tìm hiểu những thông tin này ngay dưới đây nhé!
Điều kiện thành lập kho bảo thuế
Việc thành lập kho Bảo thuế được quy định trong Điều 27 của Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Để thành lập kho bảo thuế, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Công ty được thành lập đúng theo thủ tục của pháp luật quy định.
- Doanh nghiệp không thuộc diện phải cưỡng chế.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về hệ thống sổ sách và chứng từ để theo dõi quá trình xuất nhập kho, xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Vị trí xây dựng kho phải đảm bảo nằm trong khu vực của nhà máy sao cho cơ quan hải quan có thể dễ dàng theo dõi, quản lý và kiểm tra khi cần thiết.
Lưu ý: Việc thành lập kho bảo thuế, quyết định gia hạn thời gian hoạt động, yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của kho sẽ do Tổng cục trưởng cục Hải Quan quyết định.
Khi kho bảo thuế được thành lập và đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan hải quan trong việc giám sát, kiểm tra kho khi có yêu cầu.
>>> Xem thêm: CBM là gì? Hướng dẫn tính và quy đổi trong xuất nhập khẩu

Quy trình đề nghị công nhận kho bảo thuế
Quy trình đề nghị và công nhận kho bảo thuế được quy định tại Điều 18 của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận cho Tổng cục Hải quan. Bằng cách gửi trực tiếp qua đường bưu điện hoặc nộp trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan hải quan. Hồ sơ cần nộp bao gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận kho bảo thuế.
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế: 01 bản sao.
Bước 2: Trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế kho.
Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế kho, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ đưa ra quyết định công nhận hoặc văn bản phản hồi nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ không đủ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan sẽ thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ.
Nếu sau 30 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp không phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có thể hủy bỏ hồ sơ này.

>>>Xem thêm: Container lạnh 20 feet
Phân biệt kho ngoại quan và kho bảo thuế
Các yếu tố để phân biệt kho ngoại quan và kho bảo thuế là gì? Hãy cùng tham khảo bảng các loại kho hàng khác trong lĩnh vực Logistic được Hi-Tech Container tổng hợp và chia sẻ lại:
Các loại kho | Kho bảo thuế | Khoa ngoại quan | Kho CFS |
Định nghĩa | Kho bảo thuế là nơi lưu trữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. | Kho ngoại quan là khu vực kho được thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc cung cấp một số dịch vụ cho hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước theo hợp đồng thuê. | Kho CFS là hệ thống kho sử dụng để thu gom, chia tách hàng lẻ còn được gọi là hàng LCL (Less than container load). |
Thủ tục hải quan | Nguyên vật liệu đưa vào kho bảo thuế giống quy trình nhập hàng thông thường.
Hàng hóa vào kho ngoại quan không cần nộp thuế Hải quan. |
Hàng hóa từ khu khác khi nhập kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục tại Hải quan quản lý kho đó tương tự thủ tục hải quan thông thường (thủ tục nhập tương ứng hàng nhập và xuất khẩu tương ứng hàng xuất).
Từ kho ngoại quan, hàng đi vào hoặc ra khỏi nước Việt Nam phải làm thủ tục giống với hàng xuất và hàng nhập tương ứng, làm giấy tờ thông quan và chờ xác nhận. Hàng gửi tại kho ngoại quan theo diện tạm nhập tái xuất buộc phải tái xuất thì không được phép nhập trở lại. Hàng từ các nơi đi vào hoặc ra từ kho ngoại quan đều phải chịu sự giám sát của Hải quan (ngoại trừ đã làm thủ tục xuất khẩu/ nhập khẩu và mở tờ khai vận chuyển kết hợp). |
Điểm thu gom hàng lẻ phải chịu sự giám sát của đơn vị quản kho, hải quan. Hàng lẻ lưu giữ quá thời gian cho phép sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Hải quan.
Hàng hóa vận chuyển giữa cửa khẩu và địa điểm thu gom hàng lẻ, hoặc giữa các địa điểm thu gom hàng lẻ và cơ quan hải quan khác ngoài cửa khẩu, đều phải tuân thủ thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan. Hải quan giám sát thu gom hàng tại kho CFS theo quy định mục 3 chương III Luật Hải quan. |
Các dịch vụ được thực hiện | Hàng trong kho bảo thuế chỉ dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của chủ kho.
Nguyên vật tư khi nhập kho bảo thuế cần phải được theo dõi và thống kê hàng hóa đầy đủ theo quy định của Pháp luật về quản lý và thống kê nhập khẩu. |
Phân chia, tách, đóng gói hàng hóa.
Ghép, phân loại chất lượng, loại hàng. Bảo dưỡng, bảo trì hàng hóa. Lấy mẫu hàng hóa để quản lý. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Kho cũng được sử dụng để chứa hóa chất, xăng dầu nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa. |
Đóng gói, sắp xếp hàng hóa chờ xuất khẩu.
Hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong thời gian lưu giữ. |
Điểm thuận lợi | Thuận lợi cho doanh nghiệp cần nhập khẩu số lượng lớn nguyên vật tư để sản xuất xuất khẩu vì chưa phải nộp thuế ngay.
Doanh nghiệp có thể tự thành lập kho bảo thuế. Dễ dàng dự trữ lượng lớn nguyên liệu để đảm bảo dây chuyền sản xuất liên tục. |
Hàng nhập từ nước ngoài có thể đưa vào kho sau thông quan mà không cần nộp thuế.
Kho ngoại quan phân loại hàng hóa để thuận tiện cho gửi hàng xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận chuyển và thời gian chờ. Quản lý, giám sát và theo dõi chặt chẽ từng lô hàng xuất nhập kho ngoại quan là dễ dàng, tiện lợi cho doanh nghiệp và chủ quản lý kho. |
Thuận lợi đóng và vận chuyển hàng lẻ trong một lô hàng đi cùng một lần.
Cung cấp hàng dễ dàng cho nhiều nước, đơn vị mua khác nhau trong một lần di chuyển. Chờ tập kết hàng đủ 1 container mới vận chuyển thay vì phải đi theo diện LCL. Tiết kiệm chi phí đóng hàng và kho bãi cho doanh nghiệp. Kho CFS giúp nhiều chủ doanh nghiệp khác thác được tối đa dịch vụ bên vận tải. |
Điểm khó khăn | Phải báo cáo tình hình sử dụng kho mỗi quý.
Dự kiến kế hoạch sử dụng kho bảo thuế để nhập lượng lớn hàng hóa nguyên vật tư thô trong thời gian tiếp theo (báo cáo với cơ quan Hải quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp kho đó). Phải lập báo cáo sử dụng kho (theo mẫu Bộ Tài chính) mỗi năm sau khi kết thúc năm tài chính (ngày 31/12 hàng năm). |
Khi đưa hàng vào kho ngoại quan, bạn cần làm thủ tục với Chi cục hải quan quản lý kho.
Muốn đưa hàng ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, bạn cần kê khai thông tin hàng xuất cho đơn vị quản lý kho (Hải quan). Hàng gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam. Hàng từ các nơi đi vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đi ra các nơi đều phải chịu sự giám sát của Hải quan (ngoại trừ đã làm thủ tục xuất khẩu/ nhập khẩu và mở tờ khai vận chuyển kết hợp). |
Hàng lưu kho quá hạn sẽ được xử lý theo quy định.
Dịch vụ thu gom hàng phải chịu giám sát của Hải quan trực thuộc bộ phận quản lý kho. Hàng đi đến, xuất nhập phải chịu quản lý của Hải quan. |
Tham khảo thêm:
- Kho bãi là gì? Các loại kho bãi
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kho bảo thuế là gì cũng như phân biệt được sự khác biệt của kho bảo thuế so với các loại kho hàng khác trong lĩnh vực Logistic. Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ kho bãi đặc thù, đừng ngần ngại bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Hi-Tech Container qua số Hotline: 0901 535 535 để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất.