Container có mấy loại? Tìm hiểu các loại container phổ biến

Container có mấy loại?

Container là giải pháp vận chuyển và lưu trữ hàng hóa quan trọng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết container có mấy loại và đặc điểm của từng loại. Mỗi loại container đều có vai trò riêng biệt. Vì thế, hãy cùng Hi-Tech Container khám phá các loại container phổ biến để chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu của mình.

Container có mấy loại?
Container có mấy loại?

Lợi ích của vận tải container

Vận tải container đã trở thành giải pháp hàng đầu trong ngành logistics nhờ những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Dưới đây là một vài lợi ích nổi bật:

  • Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa vận chuyển: Vận tải container cho phép vận chuyển khối lượng hàng lớn trong cùng một lần, giúp giảm chi phí vận chuyển đáng kể. Nhờ tính chuẩn hóa, việc xếp dỡ hàng hóa trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân công.
  • Bảo vệ hàng hóa an toàn: Container được thiết kế chắc chắn, kín đáo, bảo vệ hàng hóa khỏi tác động của thời tiết, bụi bẩn và các yếu tố khác. Điều này làm giảm thiểu rủi ro hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
  • Đa dạng các loại hàng hóa: Các loại container đặc thù như container lạnh, container bồn hay container mở nóc đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng. Điều này mở rộng khả năng vận chuyển cho nhiều ngành công nghiệp.
  • Tiện lợi và linh hoạt trong chuỗi cung ứng: Container dễ dàng được chuyển đổi giữa các phương tiện vận tải như tàu biển, xe tải và tàu hỏa mà không cần dỡ hàng. Điều này tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh chóng.
  • Bảo vệ môi trường: Vận tải container giảm thiểu lượng khí thải so với vận tải truyền thống, nhờ khả năng tối ưu hóa không gian và số lượng chuyến đi. Điều này góp phần bảo vệ môi trường và phát triển lâu dài hơn.

Lịch sử ra đời của container

Những bước khởi đầu: Thế kỷ 19

Vào những năm 1830, khái niệm container vận tải bắt đầu xuất hiện trên các tuyến đường sắt xuyên lục địa. Lúc này, những chiếc hộp gỗ hình chữ nhật được sử dụng để chở than từ các xưởng ở Lancashire đến Liverpool. Tại đây, chúng được chuyển sang xe ngựa bằng cần cẩu, đánh dấu bước đầu tiên trong việc kết hợp các phương thức vận tải khác nhau.

Phiên bản đầu tiên của container tiêu chuẩn

Trước Thế chiến thứ hai, các container tiêu chuẩn đầu tiên được sử dụng tại Châu Âu. Chúng có cấu trúc khung thép nhưng vẫn sử dụng tường, sàn, mái và cửa làm từ gỗ. Năm 1933, văn phòng International des Containers et du Transport Intermodal (B.I.C.) đã thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về container, tiêu chuẩn thứ hai vào năm 1935, tập trung vận tải giữa các quốc gia Châu Âu.

Tháng 11 năm 1932, nhà ga container đầu tiên trên thế giới được khai trương bởi Công ty Đường sắt Pennsylvania, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc chuyên nghiệp hóa vận tải container.

Container hiện đại và thiết kế tiêu chuẩn hóa

Những container hiện đại đầu tiên được thiết kế bởi Keith Tantlinger (Phó Chủ tịch Kỹ thuật và Nghiên cứu của Sea-land). Năm 1956, ông giới thiệu loại container có kích thước dài 35 feet (10,67m), rộng 8 feet (2,44m) và cao 8 feet 6 inches (2,59m). Đây là chiều dài tối đa mà các rơ moóc được phép vận hành trên cao tốc bang Pennsylvania.

Từ năm 1968 đến năm 1970, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) công bố các tiêu chuẩn ISO cho container. Các tiêu chuẩn này quy định kích thước và thiết kế container cho phép sử dụng đồng nhất tại tất cả các cảng trên thế giới. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa.

Container có nhiều loại hiện đại hơn
Container có nhiều loại hiện đại hơn

Sự ra đời và phát triển của container vận tải đã cách mạng hóa ngành logistics toàn cầu. Với khả năng kết nối nhiều phương thức vận tải, container không chỉ tối ưu hóa quy trình vận chuyển mà còn thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ. Những tiêu chuẩn hóa trong thiết kế container đã tạo điều kiện cho sự hội nhập biến container thành biểu tượng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hiện đại.

Cấu tạo của container

Container là một phương tiện vận chuyển hàng hóa được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Với cấu tạo chắc chắn và bền bỉ để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Dưới đây là cấu tạo của một container:

  • Khung container: Khung là phần chịu lực chính, tạo nên sự bền vững và khả năng chịu tải của toàn bộ container. Khung thường được làm từ thép cường độ cao. Góc container được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, cho phép kết nối dễ dàng với các thiết bị nâng hạ hoặc chồng container lên nhau. Ngoài ra, các thanh xà giúp khung container tăng cường độ cứng và đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận chuyển.
  • Vách container: Được làm từ thép, nhôm hoặc hợp kim nhẹ, được thiết kế dạng phẳng hoặc gợn sóng để tăng độ bền. Các vách này có tác dụng bảo vệ hàng hóa bên trong khỏi tác động của thời tiết, bụi bẩn và va đập trong quá trình vận chuyển.
  • Sàn container: Đây là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, sàn được thiết kế để chịu tải trọng lớn và chống trơn trượt, giúp hàng hóa an toàn và thuận tiện hơn.
  • Cửa container: Cửa được làm từ thép hoặc nhôm với bản lề chắc chắn và hệ thống khóa an toàn. Cửa được thiết kế kín gió, chống thấm nước, đảm bảo hàng hóa bền trong không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Mái container: Phần mái giúp bảo vệ hàng hóa khỏi mưa nắng và các điều kiện khắc nghiệt khác. Đối với các loại container đặc biệt như container mở nóc, mái có thể tháo rời để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Cấu tạo chắc chắn và bền bỉ của container đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Cấu tạo chắc chắn và bền bỉ của container đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Cấu tạo của container được thiết kế tối ưu để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng, bảo vệ hàng hóa khỏi tác động từ bên ngoài và đảm bảo hiệu quả vận hành. Chính vì vậy, container đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành logistics và vận tải toàn cầu.

Các ký hiệu container

Container là thiết bị vận chuyển hàng hóa toàn cầu, thường dùng trong giao dịch quốc tế nên ký hiệu container được thống nhất để phân biệt các loại container khác nhau.

  • DC – Dry Container: là loại container khô, phổ biến và cơ bản nhất, thường được ký hiệu là 20’DC hoặc 40’DC. Loại container này chuyên dùng để vận chuyển các mặt hàng khô như gạo, bột mì, xi măng và các hàng hóa không cần kiểm soát nhiệt độ khác. Với thiết kế kín, chắc chắn, Dry Container đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • HC – High Cube: Loại container này được thiết kế để đóng gói và vận chuyển hàng hóa có kích thước và khối lượng lớn. Nhờ vào không gian rộng rãi và cấu trúc chắc chắn, container này còn được sử dụng phổ biến để làm văn phòng, nhà ở, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi.
  • RF – Standard Reefer: Container lạnh được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm và môi trường. Vách của container lạnh được cấu tạo từ ba lớp vật liệu chất lượng cao. Lớp trong và lớp ngoài được làm từ thép không gỉ, chịu nhiệt và có độ bền vượt trội, giúp bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động bên ngoài. Ở giữa hai lớp vách là lớp Foam PU cách nhiệt với tỷ trọng 43 – 46 kg/m3, giữ cho nhiệt độ bên trong luôn ổn định.
  • HR – Hi-Cube Reefer: Đây cũng là loại container đông lạnh nhưng cao hơn container lạnh thông thường, dùng để vận chuyển, lưu trữ nhiều hàng hóa hơn.
  • OT – Open Top: Đây là container mở nóc, thiết kế đặc biệt cho phép đóng hàng và dỡ hàng qua phần nóc. Khi sử dụng, nóc container sẽ được phủ bạt để bảo vệ hàng hóa khỏi các yếu tố thời tiết. Container mở nóc phù hợp cho việc vận chuyển các loại máy móc, thiết bị cơ giới có kích thước vượt khổ, mang lại sự linh hoạt và thuận tiện trong việc đóng gói và vận chuyển các hàng hóa cồng kềnh.
  • FR – Flat Rack: Là loại container không vách và không nóc, chỉ có sàn, chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng hóa nặng và kích thước lớn. Container này được thiết kế với các vách hai đầu ở phía trước và phía sau hoặc không có vách ở bất kỳ mặt nào, mang lại sự linh hoạt trong việc xếp dỡ hàng hóa. Các đà trụ của container có thể được thiết kế cố định hoặc có thể gấp lại, tháo rời khi cần, giúp tối ưu hóa không gian khi vận chuyển.
Container có các ký hiệu để dễ dàng quản lý và kiểm soát hàng hóa
Container có các ký hiệu để dễ dàng quản lý và kiểm soát hàng hóa

Các tiêu chuẩn ISO container

Các tiêu chuẩn ISO đối với container bao gồm các quy định và chuẩn mực quốc tế được thiết lập để đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và khả năng tương thích của các loại container trong vận chuyển quốc tế. Các tiêu chuẩn này được quy định bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và chủ yếu liên quan đến kích thước, cấu trúc và tính năng của container.

ISO 668: Kích thước và cấu trúc container

Tiêu chuẩn này quy định các kích thước và các kiểu container cơ bản bao gồm các loại container khô, container lạnh, container mở nóc và container có sàn. Các kích thước thường gặp là:

  • 20 feet (6.1m): 20′ x 8′ x 8’6″
  • 40 feet (12.2m): 40′ x 8′ x 8’6″
  • 40 feet cao (40′ HC): 40′ x 8′ x 9’6″
  • 45 feet (13.7m): 45′ x 8′ x 9’6″

ISO 1496: Yêu cầu về cấu trúc và chất liệu của container

Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về cấu trúc, vật liệu và các chi tiết kỹ thuật khác của container bao gồm các yêu cầu về sức chịu tải, độ bền và khả năng chống ăn mòn. Nó bao gồm các yêu cầu cho container khô, container lạnh, container mở nóc và container có sàn.

ISO 6346: Mã số và mã vạch của container

ISO 6346 quy định cách thức mã hóa và đánh dấu container bao gồm cách thức gắn số hiệu container, mã quốc gia, mã chủ sở hữu và các mã khác để nhận diện container dễ dàng. Tiêu chuẩn này bao gồm yêu cầu về mã vạch hoặc thẻ RFID để quản lý và theo dõi container trong quá trình vận chuyển.

ISO 1161: Bộ khóa và chốt của container

Tiêu chuẩn này mô tả yêu cầu kỹ thuật về bộ khóa và chốt container. Các quy định về kích thước, vật liệu và khả năng chịu lực của các chốt khóa cửa container để đảm bảo an toàn hàng hóa.

ISO 3874: Cách thức xếp dỡ container

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xếp dỡ container bằng các thiết bị nâng, gồm các quy định về độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng các thiết bị như cần cẩu.

ISO 9087: Đặc điểm và kiểm tra container lạnh

Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về thiết kế và hiệu suất của container lạnh bao gồm khả năng duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa yêu cầu kiểm soát nhiệt độ.

Các tiêu chuẩn ISO này đảm bảo rằng container có thể sử dụng trong các chuyến vận chuyển quốc tế mà không gặp phải sự cố liên quan đến sự an toàn và chất lượng.

Container có mấy loại phổ biến?

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và nhu cầu vận chuyển, người ta sẽ chọn loại container phù hợp với yêu cầu của mình. Dưới đây là các loại container phổ biến nhất hiện nay.

Các loại container phổ biến hiện nay
Các loại container phổ biến hiện nay

Container bách hóa

Container bách hóa còn được gọi là container khô, đây là loại container tiêu chuẩn thông thường, thích hợp vận chuyển và lưu trữ các loại hàng hóa không có yêu cầu điều kiện đặc biệt.

Đây là loại container phổ biến trong ngành logistics, được sử dụng rộng rãi để vận chuyển nhiều hàng hóa khác nhau. Với cấu trúc vững chắc và khả năng chịu lực cao, container khô đảm bảo sự an toàn tuyệt đối và bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động bên ngoài trong quá trình vận chuyển.

Container hàng rời

Hàng rời ( hay còn gọi là Bulk Cargo) là những loại hàng hóa không thể đóng gói vào các container tiêu chuẩn, mà cần phải được vận chuyển trong các kiện hàng hoặc pallet đặc biệt. Các ví dụ điển hình của hàng rời là các thiết bị máy móc xây dựng, phương tiện giao thông quá khổ, xe cẩu cũng như các động cơ có kích thước lớn và cồng kềnh.

Container chuyên dụng

Đây là loại container được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các loại hàng hóa có yêu cầu riêng về kích thước, hình dạng hoặc điều kiện bảo quản. Các loại container này bao gồm container lạnh cho hàng hóa cần duy trì nhiệt độ thấp, container mở nóc chở hàng cồng kềnh, container có sàn cho hàng nặng. Ngoài ra còn có các loại container khác có các công dụng khác nhau, giúp đáp ứng các nhu cầu vận chuyển trong ngành logistics.

Container bảo ôn

Đây là loại container được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa yêu cầu kiểm soát nhiệt độ và môi trường bên trong như thực phẩm tươi sống, dược phẩm,…. Container này có lớp cách nhiệt và hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển.

Container hở mái

Container hở mái được thiết kế đặc biệt để dễ dàng đóng và dỡ hàng hóa qua phần nóc container. Sau khi xếp đầy hàng, nóc sẽ được phủ bạt để bảo vệ hàng hóa khỏi mưa và các yếu tố thời tiết khác. Loại container này thường được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng cồng kềnh như máy móc và các thiết bị có kích thước quá khổ.

Container mặt bằng

Container mặt bằng là loại container không có vách và mái, chỉ có sàn phẳng vững chắc, được thiết kế chuyên dụng để vận chuyển các hàng hóa nặng và lớn. Loại container này có thể có vách hai đầu với các vách có thể cố định, gập xuống hoặc tháo rời khi cần thiết.

Container bồn

Container bồn là loại container khô 20 feet hoặc 40 feet, bên trong được trang bị một bồn chứa hoặc phuy nhựa, chuyên dùng để vận chuyển các chất lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm,… Hàng hóa được đổ vào container qua miệng bồn ở phía trên mái và được rút ra qua một van xả hoặc thông qua miệng bồn bằng bơm. Loại container này giúp đảm bảo việc vận chuyển an toàn và hiệu quả trong suốt hành trình.

Container luôn đảm bảo hàng hóa được an toàn
Container luôn đảm bảo hàng hóa được an toàn

Với các thông tin được cung cấp trên, container có mấy loại tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng trong vận chuyển hàng hóa. Mỗi loại container đều mang lại những lợi ích riêng biệt trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình vận chuyển. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp các loại container chất lượng, Hi-Tech Container luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với sự tận tâm và chuyên nghiệp nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Contact Me on Zalo